Ốp, lát gạch cho sàn nhà, tường nhà là một trong những công đoạn quan trọng, quyết định nhiều đến tính thẩm mỹ của công trình. Trên thị trường hiện nay, các dòng sản phẩm gạch ốp lát là vô cùng đa dạng, mang đến nhiều sự lựa chọn cho người dùng. Điển hình và là một trong những loại gạch được ứng dụng rộng rãi hàng đầu chính là gạch ceramic. Vậy tính chất nổi bật của gạch ceramic là gì? Hãy cùng điểm qua các thông tin với bài viết sau nhé.
Nội dung chính
Gạch ceramic là gì?
Gạch Ceramic còn được biết đến với tên gọi khác là gạch men. Đây là một trong những loại vật liệu phổ biến mà nhiều chủ đầu tư lựa chọn để thi công tại nhà ở, văn phòng, khách sạn,…
Có rất nhiều mẫu gạch ceramic với đặc điểm thiết kế, hoạ tiết đa dạng. Chẳng hạn gạch ceramic nhám có độ nhám cao, khó trơn trượt hay gạch ceramic hoa lá nổi bật với hoa văn nghệ thuật.
Trên thực tế, gạch ceramic được tạo thành từ cát, đất sét và các thành phần tự nhiên khác. Người ta sẽ nung các nguyên liệu kể trên trong lò với nhiệt độ dao động từ 1000 – 1.250 độ C.
Đặc trưng nổi bật của gạch ceramic là gì?
Ứng dụng rộng rãi là thế. Tuy nhiên, không ít người vẫn chưa thật sự hiểu được những đặc trưng riêng cũng như các điểm nổi bật của gạch ceramic là gì.
Gạch lát nền ceramic mang những tính chất khác biệt so với những sản phẩm thông thường. Trong đó:
Màu sắc
Gạch ceramic có màu sắc đa dạng. Điển hình như đen, trắng, xanh, đỏ, vàng, cam, nâu,… Nhờ đó, khi ứng dụng, gạch mang tới cảm giác tinh tế nhưng không kém phần cá tính.
Tuỳ theo phong cách kiến trúc chủ đạo của ngôi nhà là gì, bạn có thể chọn lựa mẫu gạch có tông màu phù hợp.
Mẫu mã và kích thước đa dạng
Với loại gạch này, khách hàng có nhiều sự lựa chọn về mẫu mã lẫn kích thước. Gạch ceramic 300×300, 300×600, 400×400,… thích hợp cho không gian diện tích nhỏ và vừa.
Trong trường hợp cần lát sàn diện tích lớn, bạn có thể cân nhắc lựa chọn gạch ceramic 800×800.
Hãy lưu ý đo đạc kích thước sàn để chuẩn bị nguyên vật liệu đầy đủ, hợp lý.
Khả năng mô phỏng cao
Có thể nói, với gạch ceramic, bạn có thể dễ dàng mô phỏng các nguyên liệu xây dựng khác nhau như gỗ, đá,… mà không nhất thiết phải dùng đến các nguyên liệu này.
Gạch ceramic giả đá hay giả gỗ hầu hết đều tạo cảm giác chân thật, tự nhiên và hỗ trợ chủ đầu tư tiết kiệm chi phí đáng kể.
Tính ứng dụng cao
Gạch ceramic có độ bền cao, tuổi thọ sử dụng lâu dài. Độ cứng của gạch vừa phải, cho phép chúng ta dễ dàng khoan, cắt, lắp đặt các món đồ trang trí khác. Thời gian ứng dụng của gạch cao nên không yêu cầu chúng ta sửa chữa, thay mới thường xuyên.
Quá trình thi công gạch đơn giản, tạo độ bám dính chắc chắn trên bề mặt, tường nhà. Chỉ với 1 lớp keo dán gạch mỏng, chúng ta hoàn toàn có thể cố định gạch chắc chắn, không gây tình trạng phồng bộp.
Giá cả phải chăng
Là loại gạch có giá cả phải chăng. Những khách hàng tìm kiếm dòng sản phẩm gạch lát sàn chất lượng nhưng không quá đắt đỏ có thể cân nhắc chọn mua. Bạn có thể dễ dàng thi công, cải tạo lại nếu công trình xuống cấp.
Quy trình sản xuất gạch ceramic là gì?
1/Chuẩn bị bột xương gạch
Các nguyên liệu cơ bản để sản xuất gạch ceramic gồm có đất sét, bùn, đá. Chúng ta trộn các nguyên liệu theo tỉ lệ nhất định, đảm bảo độ ẩm từ 30% đến 45% sau đó cho vào máy nghiền.
Đổ hỗn hợp vào bể chứa có máy khuấy, duy trì độ ẩm khoảng 6% và giữ trong các silo chứa.
2/Nén ép tạo hình và sấy gạch
Hỗn hợp bột từ silo sẽ được chuyển tới băng tải, ép theo khuôn mẫu và sấy khô. Sau đó, người ta thổi bụi và chuyển vào lò nung.
3/Tráng men
Lớp men sẽ được phủ lên bề mặt gạch, tráng lần lượt theo dây chuyền và in lưới.
4/Nung gạch
Sau công đoạn tráng men, gạch ceramic được đem đi nung ở nhiệt độ từ 1000 đến 1.250 độ C. Gạch nhờ đó mà có độ bền, sức chống chịu và khả năng chống thấm tốt hơn.
5/Phân loại gạch và đóng gói
Cuối cùng là công đoạn phân loại, đóng gói gạch rồi chuyển đến tay người tiêu dùng.
Thi công gạch ceramic thế nào để đảm bảo chất lượng tối ưu nhất?
Sau khi chọn gạch ceramic, chủ đầu tư nên chú trọng tới quá trình thi công để đảm bảo công trình cho tính thẩm mỹ cũng như độ bền bỉ tối ưu nhất.
Lần lượt tiến hành các bước như chuẩn bị bề mặt thi công kỹ lưỡng, bằng phẳng và sạch sẽ. Sau đó dùng keo dán gạch chuyên dụng, pha trộn theo tỉ lệ tương ứng và phủ lớp keo dán gạch lên sàn hoặc tường.
Có thể cho thêm lớp keo dán sau mỗi viên gạch để cho độ dính hơn. Cuối cùng là đặt các viên gạch ceramic lên trên và cố định chắc chắn, ấn mạnh sao cho bề mặt phẳng, không phồng bộp.
Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về tính chất của gạch ceramic là gì cũng như cách thức thi công chúng hợp lý, tối ưu nhất. Ngoài ra, cần lưu ý sử dụng loại keo dán gạch chính hãng với độ bám dính cao, tiến hành đúng cách, kỹ lưỡng. Để mua được loại keo dán gạch ceramic chất lượng, vui lòng liên hệ với HADALO ngay hôm nay.